Nội dung
5. Tokennomics
7. UI/UX
8. Media
9. Biểu đồ giá
10. Vốn hoá thấp
11. Dự án mà mình hiểu rõ hơn bất kỳ dự án nào?
Bạn mua một đồng coin crypto, hay đầu tư vào một dự án crypto dựa vào những tiêu chí nào? Bạn có tiêu chí nào để đánh giá một đồng coin không? Hay bạn chỉ nghe theo người khác nói, các kèo trên các group, hay nghe một cộng đồng nào đó hô hào mua đi mua ngay kẻo lỡ, giá tốt nhất rồi. Và rồi chuyện gì bạn biết rồi chứ, có kèo cũng x to thật nhưng phần lớn rồi cũng có những dự án crypto đi xuống chia 5 xẻ 7 đúng không?
Mình nghĩ đa phần do anh em lười không chịu tìm hiểu, muốn ăn sẵn nên mới vậy thôi. chứ giờ các kiến thức để research một dự án crypto tiềm năng cũng chia sẻ rất nhiều trên mạng rồi, hôm nay mình chỉ tổng hợp lại một phần kinh nghiệm của mình và một phần kinh nghiệm từ một số anh em thân thiết thôi.
Chào mọi người, trong bài viết lần này mình xin chia sẻ với mọi người những tiêu chí để đánh giá một đồng coin tiềm năng cũng như những tiêu chí để lựa chọn một đồng coin một dự án crypto hiệu quả nhất. Nào chúng tao cùng tìm hiểu làm thế nào để xác định được dự án crypto có tiềm năng hay không?
Vậy thế nào là một dự án crypto tiềm năng?
Có rất nhiều yếu tố để đánh giá một dự án tiềm năng, cứ có khả năng x tài khoản của mình trong tương lai là tăng đúng không? chỉ cần dự án có một yếu tố nào đó giúp cho tài sản của mình tăng trong tương lai thì là tiềm năng , ví dụ như dev, backer, team, advisor, mô hình kinh doanh bắt đúng trend chẳng hạn. tóm lại tất cả các yếu tố đó đều có thể là tiềm năng. Miễn là các yếu tố đó đủ chất lượng, đủ lực , đủ bom để làm bùng nổ dự án thì nó là tiềm năng. Tất cả các yếu tố đó ai cũng biết trên lý thuyết nhưng làm thế nào để cân đo đong đếm được mới là vấn đề?
Ví dụ: ai chẳng biết tiêu chí dev và team dự án là quan trọng nhất, nó là trái tim của cả dự án , tuy nhiên làm sao để biết là team dev ổn, thì không phải ai cũng biết . Cái này nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm ở thị trường và tầm nhìn của bạn cũng như mỗi quan hệ của bạn nữa. Vì bạn chưa từng chơi qua với team dev đó làm sao bạn biết team đó làm ổn hay không? Chỉ nghe qua dự án họ nói hay trên sách trắng thì làm sao biết được đúng không? Nên chúng ta phải tham khảo nhiều nguồn học nhiều chơi nhiều sẽ có cách đánh giá chuẩn xác nhất.
Tuy nhiên trong bài viết này mình cứ cung cấp các tiêu chí đơn giản để anh em có thể có cái nhìn qua rồi trải nghiệm sau nhé.
11 Tiêu chí đánh giá và lựa chọn dự án crypto hiệu quả tiềm năng
Ý tưởng & tầm nhìn dự án

Yếu tố đầu tiên khi nghiên cứu về một dự án mình sẽ dựa vào ý tưởng và tầm nhìn của họ là như thế nào. Ví dụ: Dự án được phát triển dựa trên ý tưởng (idea) mới, bắt trend hay là đạo nhái (clone) của các dự án khác.
Nếu dự án này là ý tưởng mới, đây là một điểm cộng, tuy nhiên không phải dự án nào là idea mới cũng tốt. Bạn cần quan sát thêm về vấn đề mà idea này có thể giải quyết, liệu nó có đủ thực tế để thực hiện không?
Nếu dự án là ý tưởng bắt trend thì có thể cân nhắc để đầu tư trong ngắn hạn theo trend. Ví dụ thời điểm mà GameFi trở nên nóng sốt vừa qua, các dự án về GameFi mọc lên như nấm, cộng thêm yếu tố thị trường tích cực thì hầu như các dự án này đều tăng trưởng khá tốt, mang lại lợi nhuận tốt cho anh em.
Tuy nhiên vì là idea bắt trend cũng sẽ có trend này, trend kia. Thường ở giai đoạn fomo của xu hướng chính là lúc nhà đầu tư biết tới nhiều và đầu tư. Do đó khi đầu tư vào các dự án này mình thường chọn đầu tư trong ngắn hạn thay vì hold lâu dài.
Còn với idea dự án là đạo nhái thì mình thường không có xu hướng đánh giá cao và đặt luôn một điểm trừ cho dự án đó. Vì nếu là dự án làm nghiêm túc thì không lý do nào để họ phải đi đạo nhái các dự án đã tồn tại trước đó cả.
Tuy nhiên để các bạn biết được dự án có đạo nhái hay không thì các bạn phải có kiến thức và hiểu biết và có lượng thông tin trong thị trường crypto rất là khổ lồ đúng không? Đơn giản khi bạn biết dự án đó thuộc thể loại dự án nào bạn có thể tìm google về từ khoá đó sẽ ra các dự án ở các hệ sinh thái khác đang phát triển rồi, cứ tìm nghiên cứu xem rồi sẽ ra các dự án tương tự thôi.
Dự án thuộc nhóm Coin nào?

Yếu tố tiếp theo, bên cạnh ý tưởng dự án thì mình sẽ tìm hiểu xem dự án này thuộc nhóm Coin/Token nào. Ví dụ: Thuộc nhóm Coin hệ sinh thái, Privacy, NFT Gaming, DeFi hay P2E,…
Xác định điều này để làm gì?
Bình thường mình sẽ dựa vào đó để làm phép so sánh. Crypto có một đặc điểm là dòng tiền thường chảy vào thị trường theo các nhóm coin. Ví dụ năm 2021 có các xu hướng như Metaverse, NFT, Coin hệ sinh thái,… Khi dòng tiền đổ vào nhóm này thì các coin trong nhóm thường có sự tăng trưởng đều với nhau.
Bên cạnh đó, khi biết đồng Coin/Token này thuộc nhóm coin nào cũng giúp mình so sánh với các dự án thuộc nhóm này, để xem liệu nó còn tiềm năng tăng giá nữa hay không.
Mình sẽ lấy ví dụ cho bạn hiểu rõ hơn ý này: Quan sát NEAR mình thấy dự án này thuộc dòng nhóm Coin hệ sinh thái, tương tự như SOL, AVAX hay LUNA. Tuy nhiên vốn hoá của NEAR hiện tại chỉ mới 6 tỷ đô trong khi SOL là 26 tỷ đô, AVAX là 19 tỷ đô và LUNA là 35 tỷ đô. Do đó, mình hoàn toàn có thể kỳ vọng một ngày NEAR cũng sẽ đạt được mức vốn hoá tương tự như các Coin hệ sinh thái trên.
Về thời điểm cho sự tăng trưởng mình không biết, nhưng khi hệ sinh thái được xây dựng đầy đủ, các giao thức dần hoàn thiện thì đó là lúc để hệ được bơm.
Nhắc nhẹ với các hệ sinh thái và các coin nền tảng thì hiện tại có rất rất nhiều các hệ sinh thái khác nhau cũng đang phát triển, chúng ta lỡ có đầu tư vào những hệ sinh thái tít dưới cùng thì cũng cân nhắc có thể nó x rất to nhưng cũng có thể nó không phát triển được. Vì có thể các hệ sinh thái lớn hơn nó đè bẹp nếu công nghệ của dự án sau không có gì nổi bật và khác biệt.
Dự án có sản phẩm chưa?

Yếu tố khá quan trọng đối với một dự án tiềm năng đó chính là sản phẩm của họ sẽ giải quyết được điều gì. Do đó cần chú ý đến điều này. Một số dự án có thể chưa có sản phẩm nhưng đa phần để xác định đó có phải hidden gems hay không phải xem vào sản phẩm của họ như thế nào.
Nếu dự án có sản phẩm, mình thường tiến hành trải nghiệm xem sản phẩm chạy có mượt không, nó giải quyết được vấn đề chính là gì và nó có điều gì khác biệt so với các sản phẩm tương tự đã tồn tại trước đó để trở thành ưu thế cạnh tranh.
Nếu dự án chưa có sản phẩm, chúng ta cần xem thêm lộ trình (roadmap) được công bố của dự án. Để làm gì?
Phần sản phẩm này bạn phải ở trong thị trường đủ lâu và có trải nghiệm các sản phẩm trong các hệ sinh thái khác rồi thì bạn mới phát hiện ra điểm mạnh và yếu của mỗi sản phẩm.
Lộ trình – Roadmap

Lộ trình dự án là kế hoạch phát triển của một dự án theo từng giai đoạn, từng thời điểm, thường là dự kiến. Với tiêu chí này, mình sẽ dựa vào đó để xem dự án từ trước tới nay có phát triển theo lộ trình đã công bố hay không.
Dự án đi càng đúng lộ trình thì phần nào chứng minh họ làm việc nghiêm túc và uy tín. Đặc biệt với các dự án chưa có sản phẩm, nhờ tiêu chí này chúng ta có thể biết dự kiến lúc nào sản phẩm sẽ được triển khai để có quyết định đầu tư đúng đắn từ trước. Đôi khi dự án tiềm năng chỉ cần ra sản phẩm thôi cũng đủ yếu tố để được đẩy giá mạnh.
Đa phần các dự án sẽ chạy không đúng theo roadmap vì khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng thì ý tưởng với thực tế khác nhau nhiều , tuy nhiên cũng có thể chấp nhận một số dự án sẽ đi chậm 1 chút tuy nhiên cũng phải có lý do chính đáng và giám nhận trách nhiệm của team . Và có thông báo rõ ràng thì tốt nhất. Một team không dám nhận trách nhiệm và đổ lỗi thì các bạn nên cân nhắc .
Tokennomics

Tokenomics được ghép từ hai từ Token (Tiền mã hóa) và Economics (Kinh tế học). Chính vì thế, Tokenomics có thể xem là nền kinh tế của tiền mã hóa, cách chúng được xây dựng và áp dụng vào mô hình hoạt động của dự án đó.
Với các dự án được phát triển từ năm 2017 về trước đa phần họ không chú trọng quá nhiều vào Tokenomics. Nhưng với những dự án phát triển sau này, Tokenomics chính là công cụ giúp dự án giữ chân nhà đầu tư và chiến thắng nhà tạo lập thị trường, cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định tiềm năng tăng trưởng của dự án trong tương lai.
Có một câu nói rất hay từ anh Lê Thanh – Founder Coin98 mà mình vẫn tâm đắc tới giờ: “Chúng ta không đầu tư vào dự án, chúng ta đang đầu tư vào token của dự án“.
Có lẽ bạn cũng biết sơ qua rằng các dự án Crypto sẽ có các vòng đầu tư từ đầu cho các nhà đầu tư thiên thần: Seed Round, Strategy, Private Sale,… Những người này thường được mua với token giá rẻ, số lượng nhiều và bị khoá trong một thời gian. Do đó việc quan sát thiết kế Tokenomics sẽ cho bạn biết những nhà đầu tư này được mua bao nhiêu token, ở mức giá nào, khoá trong bao lâu hay thời điểm bạn biết và tìm hiểu về dự án các nhà đầu tư ban đầu đã xx bao nhiêu lần rồi.
Thiết kế Tokenomics cũng là việc quyết định sẽ có bao nhiêu token được phát hành ra thị trường theo từng thời điểm, tổng số token tối đa sẽ được phát hành.
Vậy như thế nào là một mô hình Tokenomics hiệu quả? Không có cơ sở chắc chắn nào về một mô hình Tokenomics hiệu quả, việc tăng giá của một Coin/Token cũng phụ thuộc thêm vào nhiều yếu tố khác nữa, tuy nhiên cơ sở mình chọn để đánh giá một mô hình hiệu quả đó là token được sử dụng triệt để, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển hệ sinh thái của dự án.
Ví dụ về mô hình Tokenomics hiệu quả đó là: Binance Coin.
Cụ thể: Binance Coin có:
- Tổng cung ban đầu: 200,000,000 BNB.
- Thời gian unlock: 5 năm (đã unlock 100%).
- Kèm theo cơ chế đốt cho tới khi Circulating Supply còn 100,000,000 BNB.
⇒ Giúp giảm phát, tạo động lực tăng giá và tạo động lực hold cho BNB holder.
Bên cạnh đó, BNB đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hệ sinh thái Binance. Những người hold BNB sẽ được giảm phí giao dịch trên sàn giao dịch lớn nhất thế giới: Binance, hay có thể dùng BNB đó để tham gia các dự án IEO trên Binance Launchpad với cơ hội xx, Staking nhận lợi nhuận cố định, săn cơ hội mua NFT IGO trên Binance NFT,…
Hiện Binance đang mở rộng sang lĩnh vực Binance Pay, như vậy một ngày nào đó người sở hữu BNB có thể dùng BNB để thanh toán bất kỳ nơi nào nếu điều này thành công. Và mình thấy thẻ Visa Binance đã bắt đầu xuất hiện và thực hiện điều này.
Đó là ví dụ của Binance Coin. Càng về sau, cách thiết kế tokenomics ngày càng phát triển và có nhiều kiểu mô hình, tuy nhiên không phải mô hình nào cũng thành công. Do đó tuỳ thời điểm và xu hướng thị trường mà bạn có thể đưa ra nhận định và đánh giá phù hợp nhé.
Team, Backers & Investors

Crypto hay Blockchain đến cuối cùng vẫn đi tới mục đích là trở nên phi tập trung – Decentralized. Tuy nhiên để đạt được điều này cần rất nhiều thời gian. Hiện tại các dự án vẫn cần nhiều tới sự quản trị và phát triển của đội ngũ phát triển.
Một dự án được đánh giá tốt là dự án có đội ngũ (team) làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và tâm huyết. Đội ngũ builders này còn cần là những người có kinh nghiệm lâu năm về thị trường và công nghệ blockchain.
Để đánh giá được team chất lượng hay không thì mình thường tìm hiểu team gồm những ai, họ đã có kinh nghiệm gì trong việc phát triển sản phẩm và blockchain, cách họ phát triển cộng đồng như thế nào, có thường xuyên cập nhật tình hình phát triển và tương tác với cộng đồng hay không? Hay còn có thêm yếu tố đối tác, nhà đầu tư gồm có những ai.
Backers & Investors là những nhà đầu tư đằng sau dự án, thường là các quỹ đầu tư mạo hiểm (Ventures Capital). Các dự án thường sẽ công bố danh sách nhà đầu tư ban đầu của họ trên website. Mình sẽ quan sát xem có các quỹ nào, ông lỡn nào đầu tư vào dự án này, nếu đó là các quỹ lớn, có tiếng thuộc top Tier 1 (A16Z, Paradigm, Spartan Capital, Hashed,…), Tier 2 (Alameda Research, Binance Labs, Coinbase Ventures…) thì đây là điểm cộng dành cho dự án.
Ngoài ra các quỹ lớn trong Crypto thường có danh mục đầu tư lợi nhuận cao, các dự án được chọn đầu tư bởi họ chắc chắn đã được quỹ nghiên cứu kỹ trước khi xuống tiền. Điều này giúp mình tự tin hơn khi đầu tư.
UI/UX

Một trong những yếu tố mà hầu như mọi người không mấy để ý khi nghiên cứu dự án, đó là về UI/UX. UI/UX là giao diện và trải nghiệm người dùng. Đây không phải yếu tố nói lên tất cả về chất lượng dự án nhưng nó là điểm cộng nếu dự án có đầu tư vào yếu tố này.
Khi chúng ta truy cập vào trang web có trải nghiệm người dùng mượt mà, thoải mái, dễ nhìn và tích hợp được nhiều tính năng thuận tiện cho người dùng thì bao giờ cũng thích hơn là website có chất lượng thấp, cẩu thả.
Vì vậy bạn có thể biến nó thành một tiêu chí để đánh giá dự án, đánh giá đội ngũ đã nghiêm túc và cố gắng hiểu nhu cầu của người dùng.
Nói tới đây mình nhớ tới dự án Game NFT vì đồ hoạ quá xấu mà bị người dùng tẩy chay. Đây cũng chính là ví dụ về việc trải nghiệm người dùng có vai trò trong việc lựa chọn dự án của các nhà đầu tư.

Ví dụ về sản phẩm có đồ hoạ xấu khiến cộng đồng tẩy chay nguồn MarginATM
Media

Media là tiêu chí liên quan đến việc phát triển cộng đồng, mạng xã hội hay các chiến dịch Marketing của dự án. Tiêu chí này cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của dự án.
Khi phát hành một đồng Coin, nếu không có truyền thông thì sẽ khó để nhà đầu tư biết và nhớ tới dự án của bạn trong hàng chục nghìn dự án tồn tại trên thị trường.
Nếu như các tiêu chí trên đóng vai trò 80% trong quyết định đầu tư của bạn thì yếu tố media sẽ chiếm 20% còn lại.
Bởi vì Crypto có đặc điểm là phát triển mạnh nhờ cộng đồng, việc phát triển mạnh về truyền thông, xây dựng cộng đồng mạnh và đoàn kết, đem lại giá trị cho nhà đầu tư thì danh tiếng dự án cũng sẽ ngày càng tăng.
Cộng đồng có thể được phát triển trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau như Telegram, Facebook, Twitter, Discord,… Đây là các nền tảng để dự án kết nối với nhà đầu tư của họ, cập nhật tình hình phát triển của dự án để nhà đầu tư kịp thời nắm bắt.
Hay các chiến dịch Marketing cũng thế, nếu muốn phát triển mạnh mà không sẵn sàng bỏ tiền ra làm Marketing để kéo người dùng về với sản phẩm của mình thì đó là điểm yếu của dự án.
Biểu đồ giá

đó là quan sát biểu đồ giá. Sau khi đã đánh giá được các tiêu chí trên, bạn cũng khoan vội quyết định mà hãy dành thời gian quan sát biểu đồ giá Coin/Token của dự án xem nó đang như thế nào nhé.
Nếu dự án đã đáp ứng được gần hết các tiêu chí mà giá token đang ở đáy. Nghĩa là những người mua từ vòng đầu tư ban đầu chỉ mới đạt lợi nhuận x5, x10 thì mình sẽ gọi đây là “món quà của thượng đế”.
Còn trường hợp nếu dự án có đủ các tiêu chí nhưng giá đang được fomo mạnh, giá x50, x100 lần so với giá ban đầu thì lúc này dự án có tốt tới cỡ nào mình cũng sẽ không lựa chọn đầu tư vì không đạt với kỳ vọng lợi nhuận mình mong muốn, đôi khi còn có thể trở thành người “thanh khoản” cho các nhà đầu tư ban đầu chốt lời.
Yếu tố giá chạy tới đâu rồi , đang ở đoạn nào là vô cùng quan trọng, nếu giá đang tăng một thời gian dài rồi thì né thôi không là bị ăn xả, Mình biết rất nhiều người mắc phải khi gặp một dự án nghe người ta nói hay liền vào mua luôn và không xem đồ thị giá đang ở điểm nào. Tốt nhất nên mua khi giá đang sideway trong một thời gian tương đối dài trên 1 tuần là tối thiểu,
Vốn hoá thấp

Yếu tố vốn hoá mình cũng hay xem, cái này mỗi người một khẩu vị , vốn hoá lớn không có nghĩa là nó không tốt như bitcoin ETH vẫn bay như bình thường, tuy nhiên với những con ngang ngang nhau thì mình có thể lựa chọn những con có vốn hoá thấp hơn , nhưng vẫn phải đảm bảo các tiếu chí đủ tốt nhé.
Ví dụ bây giờ mà chọn coin nền tảng thì sếp hàng ra sẽ có các con như ETH, BNB, SOL, LUNA, ADA, POLKADOT, NEAR, … Thì mình sẽ ưu tiên con có vốn hoá thấp hơn, hệ sinh thái tương đối hoạn thiện , thì mình sẽ chọn Near hơn.
cơ bản nếu ETH mà x2 nữa thì vốn hoá gần bằng BTC rồi, thì lúc đó các con như Near, Dot cũng bay x 5-x10.
Các bạn chơi mấy con shitcoin đừng có mà cứ thấy con vốn hoá thấp mà lao vào nhé, vốn hoá thấp đồng nghĩa với rủi ro cao là team bỏ luôn dự án và rút hết thanh khoản lúc đó không mua bán được đâu. và vốn hoá thấp thường chia cũng chia không đếm hết được đâu.
Dự án mà mình hiểu rõ hơn bất kỳ dự án nào?

Đây là điều mình tâm đắc nhất, tóm lại với tất cả các tiêu chí trên thì tiêu chí đánh giá một dự án crypto theo mình ok nhất đó chính là bạn phải hiểu rõ như án, bạn hiểu rõ mình đang làm gì? Nếu bạn không hiểu thật rõ như án thì bạn cũng sẽ không thể giữ nó được lâu dài. Nay đây mai đó bạn thấy nó xuống lại muốn chuyển con khác, hoặc khi bạn thấy nó lên được tý lại muốn bán rồi.
Nên theo mình đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng nó giúp bạn có tâm lý tốt nhất .
Trên đây là bài chia sẻ của mình về các tiêu chí đánh giá lựa chọn đầu tư một dự án crypto , cảm ơn các bạn đã đọc , chúc các bạn đầu tư crypto thành công. Nếu có thêm tiêu chí nào đánh giá lựa chọn một dự án crypto thành công hiệu quả thì hãy chia sẻ với mình nhé!